Uống bia có nóng không? Hướng dẫn uống bia đúng cách

Uống bia có nóng không? Hướng dẫn uống bia đúng cách
Ngày đăng: 04/01/2024 01:46 PM

Bia là một loại thức uống được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là cánh mày râu và vào mùa hè. Nhiều người cho rằng uống bia sẽ mát nhưng cũng có ý kiến nói rằng uống bia nóng. Vậy uống bia có nóng không, câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết ngày hôm nay của nuocuonglavie.net

Uống bia có nóng không?

Uống bia có nóng không
Uống bia có nóng không

Theo Lương y Nguyễn Thanh Thúy, chất ethanol có trong bia khi đi vào cơ thể sẽ khiến cơ thể người uống bị nhạy cảm, kích thích hơn và cảm thấy nóng lên. Cũng theo PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, quan niệm uống bia để làm ấm người vào những ngày lạnh là quan điểm phản khoa học và hoàn toàn sai lầm.

Nguyên nhân là do khi đi vào cơ thể, chất trong bia sẽ làm các tế bào trong mạch máu bị mất nước, gây cảm giác khô nóng. Ngoài ra, nó còn khiến các mạch máu bị giãn ra khiến máu chảy về bàn tay, bàn chân, da nhiều hơn, từ đó khiến cơ thể có cảm giác ấm lên. Tuy nhiên đây chỉ là ảo giác vì thực tế, nhiệt độ cơ thể không hề thay đổi.

Chính vì vậy mà sau khi uống bia xong, người uống cần phải mặc ấm nếu đi ra đường vào thời tiết lạnh hoặc gió nhiều. Bởi lẽ, những cơn gió lạnh có thể khiến các mạch máu đang giãn nở do bia bị co lại đột ngột, khiến huyết áp tăng cao, thậm chí gây đột quỵ, tử vong.

Nói tóm lại, quan niệm uống bia sẽ giúp làm nóng người là hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn tin vào điều đó và không giữ ấm cho cơ thể, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn sẽ gặp nguy hiểm.

Tác hại của việc uống bia quá nhiều đối với sức khỏe

Uống bia cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe, tuy nhiên nó chỉ đúng nếu bạn uống với lượng vừa đủ. Nếu uống quá mức và uống trong thời gian dài, nó sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, cụ thể là:

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Lượng cồn nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây viêm loét dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm tụy và rối loạn hệ tiêu hóa. Khi đi vào cơ thể, dạ dày chính là nơi dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ sau 5 phút kể từ lúc uống, 20% lượng bia này sẽ khuếch tán vào máu. Phần bia còn sót lại tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày với các triệu chứng như viêm loét, ợ nóng, xuất huyết,….

Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến dạ dày có thể tái phát bệnh hoặc bị nặng hơn. Bởi lẽ, bia sẽ làm giảm màng kết dính dạ dày và khiến những tổn thương trở nên nặng hơn, đặc biệt lượng axit tăng cao còn có thể làm tăng nguy cơ thủng dạ dày.

Tác động tới hệ thần kinh

Uống bia quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Uống bia quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Việc uống quá nhiều bia có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, khiến nhịp tim và giấc ngủ bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến chức năng não.

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Lượng cồn trong bia có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và động mạch, khiến huyết áp và mức cholesterol trong máu tăng cao.

Ảnh hưởng đến hệ nội tiết

Bia có thể gây ảnh hưởng đến nhiều loại hormone bên trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bia có thể làm tăng nồng độ hormone testosterone ở cả nam và nữ. Đồng thời, bia cũng làm nồng độ estradiol, một dạng của hormone estrogen tăng mạnh. Khi lượng hormone tăng cao, nó sẽ kích thích tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trên da.

Tác động đến hệ miễn dịch

Uống quá nhiều bia cũng có thể làm hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Tăng cân

Trong bia có chứa một lượng lớn cồn và carbohydrate. Vậy nên việc uống bia quá nhiều có thể dẫn đến thừa cân, béo phì. Lượng calo trong 1 lít bia sẽ phụ thuộc vào nồng độ cồn và hàm lượng carbohydrate có trong đó. Thường thì lượng calo này sẽ dao động trong khoảng từ 200 – 250 calo. Chính vì vậy mà việc uống bia quá nhiều nhưng không tập luyện thể dục, thể thao có thể khiến bạn bị tăng cân đáng kể, đặc biệt là béo bụng.

Gây ra các bệnh về gan

Uống bia nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan
Uống bia nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan

Khi đi vào cơ thể, chất cồn trong bia được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc ruột và dạ dày. Toàn bộ hoạt chất ethanol và lượng máu ở đường tiêu hóa đều được gan kiểm soát. Vậy nên gan là nơi có nồng độ cồn cao nhất. Việc uống bia quá nhiều sẽ khiến lượng cồn trong máu tăng lên, gan sẽ không thể thải độc kịp. Điều này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Khi gan suy giảm chức năng, lượng độc tố trong cơ thể sẽ tăng lên. Kết quả là sức khỏe suy giảm, da trở nên xấu đi, dễ nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,… nặng hơn thì làm suy giảm chức năng tim, thậm chí là gây suy tim.

Hạ đường huyết

Uống quá nhiều bia sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, khiến người uống mất đi cảm giác đói và giảm ăn xuống. Lúc này, cơ thể sẽ phải tiêu thụ phần năng lượng dự trữ trước đó, cộng thêm việc lượng cồn trong máu tăng cao có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết, chóng mặt, tụt huyết áp…

Bên cạnh đó, nếu đang nóng mà uống ngay một cốc bia lạnh, bạn có thể bị sốc nhiệt, viêm họng, nội tiết tố của tuyến thượng thận bị kích thích, khiến miệng khô và máu bị làm loãng,….

Hướng dẫn uống bia đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Mặc dù gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại thức uống chỉ có hại. Bia có thể mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe nếu bạn uống nó đúng cách và khoa học. Cụ thể như sau:

  • Để phòng tránh các triệu chứng sốc nhiệt, mất nước khi uống bia vào những ngày nắng nóng, bạn có thể áp dụng cách là uống thêm vài cốc nước lọc hoặc nước hoa quả sau khi uống bia, sau đó mới tiếp tục uống cốc bia khác.
  • Loại nước tốt nhất mà bạn nên uống chính là uống nước ion kiềm vì đây là loại nước giúp giải rượu bia nhanh. Nhờ có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, có tính kiềm và giàu chất điện giải mà nước ion kiềm sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào các tế bào, làm giảm axit trong dạ dày và giải độc cho tế bào. Bạn có thể mua máy lọc nước ion kiềm hoặc dùng nước ion kiềm đóng chai đều được, tuy nhiên nước ion kiềm tươi được lọc trực tiếp từ máy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều muối khi uống bia vì nó sẽ khiến bạn khát và nạp thêm bia nhiều hơn.
  • Không được uống bia khi đói bụng vì chất cồn sẽ làm tăng axit trong dạ dày và khiến nó bị phá hủy.
  • Không nên uống bia khi cổ họng đang bị viêm hoặc đau rát vì các chất trong bia sẽ khiến họng bị khô và đau rát hơn, thậm chí còn khiến bạn bị mất tiếng.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng bia, đặc biệt là không nên uống đến khi say mà chỉ nên uống với lượng vừa đủ
Tuyệt đối không được lạm dụng bia
Tuyệt đối không được lạm dụng bia

Liều lượng bia thích hợp để uống một cách hiệu quả và an toàn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chúng ta chỉ nên uống khoảng 330ml bia, tương đương với 1 lon hay 1 chai, không nên uống quá 2 lít.  Tùy vào tình trạng sức khỏe, giới tính, cân nặng, yếu tố gen di truyền và mức độ sử dụng cồn an toàn mà liều lượng này sẽ có những thay đổi phù hợp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nam giới không nên uống quá 2 đơn vị cồn trong một ngày còn nữ giới không nên uống quá 1 đơn vị cồn trong một ngày. Một đơn vị cồn này sẽ tương đương với khoảng 14g cồn tinh khiết, tương đương với khoảng 340ml bia có nồng độ cồn trung bình khoảng 5%.

Lượng bia được xem là hợp lý dành cho từng đối tượng sẽ là:

  • Nam giới tuổi từ 18 – 65: Tối đa 2 ly/ngày.
  • Nam giới tuổi trên 65: Tối đa 1 ly/ngày.
  • Nữ giới: Nhiều nhất 1 ly/ngày.

Vậy là nuocuonglavie.net đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi uống bia có nóng không và hướng dẫn bạn cách uống bia an toàn. Nếu có nhu cầu đặt mua nước khoáng, nước tinh khiết tại nhà vui lòng liên hệ qua website hoặc HOTlINe: 0903747940 

Bài viết khác
0
Zalo
Hotline