Mẹ bầu uống nước đúng cách vào ngày hè như nào?

TÓM TẮT NỘI DUNG

    Hè đến cũng là lúc mà cơ thể cần nạp lượng nước lớn, nhất là các mẹ bầu. Theo các nghiên cứu cho rằng thiếu nước dễ dẫn đến các cơn co và kích thích sinh non. Bởi vậy, mẹ bầu uống nước đúng cách vào ngày hè như nào để cung cấp đầy đủ nước và không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

    1. Lợi ích khi mẹ bầu uống đủ nước

    Uống đủ nước không chỉ giúp các hoạt động bên trong cơ thể được diễn ra thuận lợi và dễ dàng mà còn có những lợi ích sau:

    - Hạ nhiệt khi sốt

    - Giảm triệu chứng ốm nghén, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu,...

    - Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tiết niệu (nước tiểu được pha loãng sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng)....

    - Hạn chế tình trạng trĩ, táo bón, phù nề...

    Khi mẹ bầu bị thiếu nước sẽ gặp phải những tình trạng sau: khát nước, khô da, không đổ mồ hôi,...Nếu nước tiểu lẫn cả máu thì khả năng là mẹ bầu đã bị nhiễm trùng tiết niệu.

    me-bau-uong-nuoc-karofi
    (Ảnh: Internet)

    2. Cần uống bao nhiêu nước là đủ

    Trong thời gian đầu khi mang thai, mẹ bầu cần uống nước nhiều hơn với mỗi ngày từ 1,8L - 2L nước. Còn với những ngày cuối thai kỳ, bạn nên uống khoảng 2L-2,5L/ ngày. Cách uống hiệu quả nhất là cách 2 tiếng uống 1 cốc nước và uống từ 7-8 lần trong 1 ngày.

    Nước hoa quả, nước ngọt vẫn là nước nhưng rất giàu calo và đường. Nếu như mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, béo phì... thì cần hạn chế nước ngọt với nước hoa quả nhiều đường.

    3. Uống nước như thế nào vào ngày hè

    • Nên uống nước ấm

    Nước đá lạnh có thể làm đông lạnh các enzyme và chất lỏng trong hệ tiêu hóa dẫn đến cơ thể bị khó tiêu hóa được thức ăn như bình thường. Ngoài ra, nước đá lạnh cũng khiến cho các mạch máu co lại, khiến các độc tố trong máu khó bị tống đẩy ra ngoài qua hệ bạch huyết và làm cản trở lưu thông máu mang dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.Và ngược lại, nước ấm sẽ làm tăng lưu thông hệ bạch huyết và làm giảm tích tụ độc tố. 

    Bởi thế, mẹ bầu nên uống nước thì chọn nước thường hoặc nước ấm là tốt nhất. Còn nếu trời nóng quá thì uống nước ướp lạnh hay nước trong ngăn tủ mát lạnh. Không nên uống nhiều nước đá và uống nước đã cũng làm tăng tích tụ dịch đờm gây ho, cảm lạnh,....

    • Không nên uống quá nhiều nước

    Một số mẹ bầu nghĩ rằng càng uống nhiều nước thì càng tốt, nhưng nước không phải cứ uống nhiều là tốt. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều nước trong 1 lần thì sẽ đào thải ra ngoài mà chưa kịp hấp thụ vào cơ thể để bổ sung nước. Ngoài ra, khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong thời gian thì thận cũng phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa. Điều này sẽ kích thích tuyến thượng thận làm việc quá mức, dẫn đến quá nhiều hormone căng thẳng trong cơ thể và có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. 

    me-bau-uong-nuoc-vao-ngay-he
    (Ảnh: Internet)

    Lưu ý: Trước khi đi ngủ 2 tiếng mẹ bầu không nên uống nước để tránh đi tiểu vào ban đêm gây mất ngủ.

    • Uống lượng ít và chia thành nhiều lần

    Với việc uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước. Vậy nên mẹ bầu nên uống từng ngụm nhỏ, lúc này sẽ có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày khi nước nạp vào cơ thể. Ngoài ra còn giúp làm dịu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Mẹ bầu nên chia uống nước đều và nhiều lần trong ngày sẽ giúp hệ điều tiết trong cơ thể được hoạt động hài hòa hơn, thay vì nhịn uống.

    Mẹ bầu cũng thay vì đứng hay đi lại để uống nước thì nên ngồi để uống. Việc ngồi khi uống giúp cơ thể thư giãn các dây thần kinh, thận cũng sẽ làm việc được hiệu quả hơn.

    • Không nên đợi khát mới uống

    Mẹ bầu nên chủ động uống nước chia ra thành nhiều thời điểm trong ngày. Không nên đợi đến lúc khát mới uống vì khi cảm thấy khát thì lúc đó cơ thể đã bị thiếu nước. Chính vì thế, mẹ bầu hãy duy trì thói quen uống nước thường xuyên nhé. 

    Chất lượng nước uống là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi bạn mang thai. Bởi vậy hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, lựa chọn các sản phẩm nước uy tín để sử dụng vì sức khỏe cả gia đình, đặc biệt là bé yêu.

    Bài viết khác
    hotline
    mxh1
    mxh2